與企業攜手達到國際水準
提升國家品牌地位

MENU
KNA Cert - Quality Innovation

Tuyệt chiêu deal lương thành công

Có bao giờ bạn rơi vào tình huống bối rối khi nhận được câu hỏi “Mức lương khởi điểm mà em mong muốn là bao nhiêu?”? Bạn lo ngại đưa ra mức lương quá cao sẽ bị người ta từ chối hoặc đưa ra mức lương quá thấp so với công sức mình bỏ ra? Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn tuyệt chiêu để deal lương thành công.

Cách deal lương với nhà tuyển dụng

Xác định mức lương mong muốn 

Để xác định mức lương phù hợp, bạn cần nghiên cứu 4 yếu tố sau:

Tính chất, yêu cầu và khối lượng công việc: Công việc này do một mình bạn đảm nhận hay làm cùng những người khác? KPI bạn phải đáp ứng theo ngày/ tuần/ tháng như thế nào? Hiệu suất làm việc của tôi được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào và do ai đánh giá?... Để giải đáp những thắc mắc này, hãy trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn.

Năng lực làm việc của bản thân: Bạn đánh giá khả năng của mình ở mức độ nào? Bạn có thể đáp ứng tất cả yêu cầu công ty đề ra hay chỉ đáp ứng được một phần? Hãy cố gắng đánh giá một cách khách quan nhất, từ đó bạn sẽ có cơ sở để đưa ra mức lương phù hợp;

Mặt bằng lương ở thời điểm hiện tại: Hãy tìm hiểu mức lương ở vị trí tương đương tại những công ty khác để tính được mức lương trung bình. Bạn có thể tìm kiếm thông tin qua Internet hoặc hỏi người quen. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp bạn tự tin trên bàn đàm phán khi bị nhà tuyển dụng chèn ép với mức lương quá thấp;

Chính sách phúc lợi: Trong trường hợp bạn nhận được offer của 2 hoặc nhiều công ty cùng lúc, đừng vội từ chối offer của công ty có mức lương thấp hơn. Bạn nên dành thời gian tìm hiểu về phúc lợi mà công ty cung cấp cho bạn, chẳng hạn như hoa hồng, lương thưởng cho nhân viên đạt thành tích tốt, bảo hiểm đầy đủ, phụ cấp ăn trưa hoặc tăng lương định kỳ... 

Chuẩn bị luận điểm thuyết phục

Cần chuẩn bị một cái đầu lạnh kèm theo những luận điểm xác đáng để không bị nhà tuyển dụng chèn ép trong quá trình đàm phán. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng lại được trang bị kỹ năng đầy đủ, đừng tự ti vào bản thân nhé. Bằng không, bạn sẽ rất dễ chùn bước khi nhà tuyển dụng nói "Em chưa có kinh nghiệm nên mức lương như vậy là còn cao đấy". 

Deal lương   

- Trường hợp 1: Bạn đã đi làm và đã có lương

Nếu bạn cảm thấy đã học được nhiều điều từ công ty cũ, kỹ năng và kiến thức được nâng cao, hãy đề xuất mức lương cao hơn một chút so với mức lương bạn nhận được từ công việc trước. Cao hơn bao nhiêu thì còn phải phụ thuộc vào khả năng hoàn thành công việc của bạn:

Nếu ở công việc trước bạn làm rất tốt, bạn có thể đề xuất lương tăng từ 20-30%, thậm chí là 40%;

Nếu ở công việc trước bạn cảm thấy mình chỉ hoàn thành ở mức tạm ổn, hãy deal lương ở mức bằng hoặc tăng 10%.

- Trường hợp 2: Bạn đã đi làm nhưng làm không lương

Nếu ở công việc trước bạn làm rất tốt, bạn có thể đề xuất lương tăng từ 10-15% so với mức lương trung bình của thị trường.

Nếu ở công việc trước bạn cảm thấy mình chỉ hoàn thành ở mức tạm ổn, hãy deal lương ở mức bằng so với mức lương trung bình của thị trường.

- Trường hợp 3: Bạn chưa từng đi làm

Nếu bạn chưa từng đi làm, lời khuyên là bạn đừng nên thương lượng lương ở công việc đầu tiên nếu nhà tuyển dụng không đề cập tới, trừ khi trong môi trường đi học bạn là người rất nổi bật và có nhiều trải nghiệm thực tế có liên quan tới công việc.

Thời điểm hoàn hảo nhất để bạn thảo luận về vấn đề lương bổng là 2 tháng sau khi thử việc. Khi này bạn đã nắm được mong muốn của doanh nghiệp, hiểu về khả năng đáp ứng của mình với công việc, từ đó quá trình deal lương sẽ diễn ra suôn sẻ và dễ dàng hơn rất nhiều.

Lưu ý quan trọng khi deal lương

Không nên nhắc đến vấn đề lương quá sớm với nhà tuyển dụng

Trong trường hợp công ty yêu cầu bạn cần vượt qua 2-3 vòng phỏng vấn, bạn đừng nên đề cập đến vấn đề lương bổng từ vòng phỏng vấn đầu tiên.Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ sắp xếp thời điểm kết thúc vòng phỏng vấn cuối để trao đổi về vấn đề này. Còn vòng phỏng vấn thứ 1 là thời điểm kiểm tra năng lực, thái độ, quy tắc ứng xử xem bạn có phù hợp với công việc hay môi trường làm việc của công ty không. 

Do vậy, nếu như bạn chưa cống hiến được gì cho công ty mà đã đưa ra yêu cầu với mức lương nhận được, điều này có thể khiến bạn mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng đấy.

Không đề cập đến mức lương cũ 

Tại sao bạn cần làm vậy? Lý do là vì trong trường hợp mức lương mới nhà tuyển dụng đưa ra cao hơn rất nhiều so với mức lương cũ, họ có thể hạ mức lương của bạn xuống sao cho thấp hơn mức lương họ vốn trả mà vẫn cao hơn mức lương cũ của bạn. 

Còn nếu nhà tuyển dụng ngỏ ý muốn biết mức lương cũ trong lúc phỏng vấn, bạn có thể lái câu hỏi sang hướng khác bằng cách hỏi ngược lại nhà tuyển dụng xem yếu tố họ tìm kiếm ở một ứng viên lý tưởng là gì. Sau đó đưa ra mức lương mong muốn và lý do tại sao bạn xứng đáng với mức lương này. 

Đặt câu hỏi để khai thác thêm thông tin về lương

  • Bạn có thể tìm hiểu các thông tin về thưởng chuyên cần, thưởng KPI, phụ cấp xăng xe, phụ cấp ăn trưa và bảo hiểm để đưa mức lương phù hợp. 
  • Từ chối nếu nhà tuyển dụng đề xuất mức lương quá thấp
  • Trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp dưới mức chấp nhận được thì bạn nên cân nhắc từ chối offer để bảo vệ quyền lợi của bản thân. 
  • Đưa ra một khoảng lương thay vì một con số cụ thể
  • Việc đề xuất một con số cụ thể nên dành cho nhà tuyển dụng. Còn bạn chỉ nên đưa ra một khoảng lương, chẳng hạn như 10-15 triệu.

Những vấn đề cần tránh

“Tôi cần”

Đây là mẫu câu có thể giết chết mọi ấn tượng tốt đẹp mà bạn gây dựng được ở những vòng phỏng vấn trước đó. Thay vì tập trung mọi thứ vào bản thân mình, hãy tập trung làm nổi bật giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty.

“Nghe nói nhân viên mới nhận được mức lương cao hơn”

Thực tế, có không ít trường hợp nhân viên cũ bất mãn với công ty vì nhận được mức lương thấp hơn nhân viên mới trong khi khối lượng công việc là như nhau, thậm chí họ còn mất thời gian đào tạo nhân viên mới.

Trong trường hợp này, bạn có thể đề xuất cấp trên tăng lương hoặc yêu cầu công ty deal lại mức lương mới thì mới đồng ý gia hạn hợp đồng làm việc. Tuy nhiên, cần lưu ý, hãy tập trung vào các luận điểm như thâm niên, khả năng chuyên môn, mức độ gắn bó... thay vì nêu lý do là nhân viên mới nhận được mức lương cao hơn.
 

KNA đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

back to top
mesenger zalo
phone
0968.038.122
下載價目表